Chuyển đến nội dung chính

“Trăm dâu“ đổ đầu… ngân hàng? năm 2020

Nếu nhìn thấy hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng mà việc “bán nhà trên giấy” đã gây cho người dân và toàn xã hội thì quy định chỉ được “bán nhà trên giấy” khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh mà Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đưa ra dường như đang trút phần gánh nặng sang phía ngân hàng?

Người mua nhẹ gánh, ngân hàng nơm nớp lo

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi vừa được Bộ Xây dựng công bố đã bổ sung nhiều quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản.

Ngoài một số quy định hiện hành về điều kiện để đưa dự án vào kinh doanh, Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản còn có quy định chặt chẽ hơn về việc bán “dự án trên giấy”. Cụ thể, theo luật hiện hành, để bán tài sản hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư phải có “giấy phép xây dựng” hoặc “hồ sơ dự án và thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.



“Trăm dâu“ đổ đầu… ngân hàng? năm 2020 4
Thời gian qua, nhiều khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì trót “mua nhà trên giấy”

Còn theo Dự thảo Luật Sửa đổi, buộc chủ đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở hình thành trong tương lai phải có “hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt” và “giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng”. Như vậy, Dự thảo Luật Sửa đổi đã yêu cầu chủ đầu tư cần có cả hai thay vì chỉ cần một điều kiện như luật hiện hành.

Một quy định thu hút sự chú ý đặc biệt trong Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản lần này là Dự thảo Luật yêu cầu chủ đầu tư các dự án bất động sản chỉ được phép ký hợp đồng bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai khi đã có bảo lãnh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ đầu tư nếu chủ đầu tư không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng hai bên đã ký kết.

Hiện nay, tình trạng bán nhà ở hình thành trong tương lai, được gọi nôm na là “bán nhà trên giấy”, hiện đang được nhiều chủ đầu tư áp dụng dưới nhiều hình thức như huy động vốn, góp vốn thực hiện dự án hay vay vốn từ khách hàng. Tuy nhiên, kiểu bán nhà trên giấy bằng cách huy động vốn từ chính người mua, kiểu “lấy mỡ nó rán nó”, có rủi ro rất cao và đẩy khách hàng vào tình thế “cầm dao đằng lưỡi”.

Có thể dễ dàng thấy hệ lụy của hình thức kinh doanh này, khi mặc dù “đóng băng” suốt hai năm qua nhưng thị trường bất động sản lại luôn “nóng” với hàng loạt dự án bị kiện cáo do chậm tiến độ, thậm chí chủ đầu tư ôm tiền biến mất khiến người mua nhà khóc dở, mếu dở.

Mới đây nhất, chủ dự án Tricon Towers ôm tiền bỏ trốn, chủ đầu tư dự án B5 Cầu Diễn huy động hàng trăm tỷ đồng từ nhiều năm nhưng dự án vẫn là bãi đất trống và tương lai dự án chưa hề rõ ràng. Thậm chí, dự án lớn như Usilk City giờ rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát khi chủ đầu tư ôm tiền huy động trước tiêu vào mục đích khác, và dự án rất khó có thể hoàn thiện để sử dụng…

“Bán nhà trên giấy” sẽ “tự dưng” biến mất?

Trong “vũng lầy” thị trường bất động sản, ngân hàng hiện cũng đang phải gánh chịu nợ xấu rất lớn và phải loay hoay tìm cách tháo gỡ mối ràng buộc này. Ngân hàng là nguồn cung vốn quan trọng của các dự án bất động sản, và không ít ngân hàng giờ phải chịu làm chủ dự án bất đắc dĩ và tìm cách bán dự án thu tiền về, mà ngân hàng, suy cho cùng, cũng không phải là nhà kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp.

Nếu như có ngân hàng, tổ chức tài chính bảo lãnh mà cách hành xử với đồng vốn của chủ đầu tư không cải thiện hoặc diễn biến với mức độ tinh vi, phức tạp hơn, có thể tranh chấp trên thị trường bất động sản sẽ chuyển từ giữa cá nhân (khách hàng) với pháp nhân (chủ đầu tư) thành tranh chấp giữa pháp nhân với pháp nhân. Và như vậy, ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro rất lớn, thậm chí tới mức các ngân hàng sẽ không dám đứng ra bảo lãnh.

“Về cơ bản, điều đó sẽ khiến thị trường bất động sản diễn biến thực chất, vì thị trường chỉ bán hàng hóa có thực. Quy định đầy “đòi hỏi” này có thể sẽ góp phần làm biến mất phương thức “bán nhà trên giấy” trên thị trường” – ông Lê Minh Hải, chuyên gia xây dựng nhận định.

Trong khi đó, liên quan đến vấn đề “tài sản hình thành trong tương lai”, trong một hội thảo quốc tế về sửa đổi Bộ luật Dân sự vừa diễn ra, PGS-TS Chu Hồng Thanh (Hội Luật gia Việt Nam) đã đưa ra đề xuất bỏ quy định này, bởi theo ông Thanh, pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay quy định “thế chấp tài sản hình thành trong tương lai” là quy định rất mở, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng mở rộng cho vay và tạo điều kiện cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vay vốn sản xuất, kinh doanh…

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy đã có nhiều chủ thể vay, cho vay và cung cấp tín dụng đã lợi dụng sự “thông thoáng” và dễ dàng này để chuyển tiền và của cải của Nhà nước vào túi cá nhân và các nhóm lợi ích, thậm chí xuất hiện những đại gia kiếm được những món tiền khổng lồ nhờ “kiếm chác” theo cách này chứ không phải từ sản xuất kinh doanh…


Tác giả bài viết Các chính sách quản lý “Trăm dâu“ đổ đầu… ngân hàng?
Thái Hữu Hà BDS Nha Trang: 0913703757

The post “Trăm dâu“ đổ đầu… ngân hàng? năm 2020 appeared first on Bất Động Sản Nha Trang Mua 1️⃣ Lời 1️⃣ | Thái Hữu Hà BDS.

https://thaihuuha.com/tram-dau-do-dau-ngan-hang-nam-2020/ Số điện thoại: 0913 703 757 #thaihuuha #thaihuuhacom #batdongsannhatrang #chungcunhatrang #canhonhatrang #datnennhatrang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3 Cách Thiết Kế Ban Công Chung Cư Đẹp “Mê Mẩn”

Ban công chung cư được xây dựng là nơi đón gió, đón ánh nắng của mỗi ngôi nhà. Ngày nay, ban công còn là không gian thư giãn của mỗi người sau một ngày lao động vất vả, những ngày cuối tuần sum vầy với gia đình, bạn bè. Chính vì vậy, trang trí ban công thế nào để đem lại cảm giác thoải mái mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ được rất nhiều chủ nhà chú trọng. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu tới quý độc giả 3 cách thiết kế ban công chung cư đẹp.   Thiết kế ban công theo Phong Cách Vintage Phong cách vintage chú trọng sự đơn giản mà vẫn thanh lịch, sang trọng. Các gam màu nghiêng về màu nhạt, các vật liệu trang trí thường là đồ gỗ, nhựa hay thủy tinh Mẫu thiết kế ban công kiểu Vintage Ban công được lát gạch màu trắng, trải thảm màu xanh ngọc nhạt, một bộ bàn ghế ghỗ nhỏ có nệm ngồi đậm chất vintage. Các giỏ cây cảnh nhỏ xinh được treo trên lan can. Với cách trang trí này thì những ban công có diện tích nhỏ vẫn đáp ứng được nhu cầu. Mẫu thiết kế ban công chung cư kiểu Vinta...

#1 Dự án BEAU RIVAGE NHA TRANG – View Biển – CHỦ ĐẦU TƯ

Phối cảnh dự án Beau Rivage Nha Trang Tên dự án: Căn hộ Beau Rivage Nha Trang Đơn vị phân phối: Hải Phát Real Website chủ đầu tư : thaihuuha.com Vị trí:  40 đường Trần Phú, P.Lộc Thọ, TP. Nha Trang Chủ đầu tư: Công ty Miền Nhiệt Đới Nha Trang Đơn vị quản lý:  Wyndham Hotel Group Đơn vị thiết kế:  Korn Architects (Đức) Loại hình xây dựng: Trung tâm giải trí, căn hộ cao cấp và khách sạn cao cấp 5 sao Loại hình căn hộ: Căn hộ 1 Phòng ngủ, Căn hộ 2 Phòng ngủ, Căn hộ Panorama 3 Phòng ngủ Diện tích căn hộ:  từ 39m2, 49m2, 68m2 – 147m2 Bàn giao:  Năm 2021 CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TRỌN ĐỜI I. CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG ƯU ĐÃI HẤP DẪN  Lợi nhuận cam kết trọn đời tối thiểu 12%/ 1 năm theo giá trị đầu tư Miễn phí tận hưởng 15 ngày/năm và trao đổi kỳ nghỉ trong hệ thống Wynham trên toàn Thế Giới Ngân hàng SHB Bank hỗ trợ cho vay lên đến 70% GTHĐ trong suốt 20 năm ĐẶC BIỆT CAM KẾT MUA LẠI BẰNG 120% Giá Trị Hợp đồng ( GTHĐ) SAU 5 ...

Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm 2020

Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng thứ hai năm 2008 và 2020 là chu kỳ mới mạnh mẽ nhất 25 năm. Tại diễn đàn Bất động sản công nghiệp – Đón sóng đầu tư mới gần đây, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp trải dài 25 năm qua và mỗi đợt sóng tiếp theo càng mạnh mẽ hơn. Theo ông, làn sóng đầu tiên diễn ra năm 1996. Đến năm 2008, Việt Nam một lần nữa đón làn sóng thứ hai đầu tư vào các khu công nghiệp khá mạnh mẽ. Thế nhưng, năm 2020 lại là giai đoạn đặc biệt nhất khi đây là làn sóng mới, đồ thị tăng trưởng liên tục đi lên. Ông Hoàng phân tích, trên thực tế, làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp mới (làn sóng thứ ba) đã manh nha từ khoảng 6 năm trở lại đây và bùng mạnh vào năm 2020. Điều này cho thấy không đợi đến xung đột Mỹ – Trung mà từ trước đó, các doanh nghiệp đã có sự cân nhắc chuyển dịch. Đến khi có sự tác động của Covid-19 càng thúc đẩy nhu cầu...