Có đất nằm trong dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1 đoạn qua huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) nhưng một số hộ dân không được đền bù.
Ông Trần Văn Nguyên (62 tuổi, khối 11, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc) cho biết mảnh đất của ông đang làm nhà ở và gara sửa chữa ôtô là đất mua lại của ông Trần Văn Trung. Ông Trung là một trong 14 hộ dân được UBND xã Thiên Lộc cấp đất giáp ranh với quốc lộ 1 thuộc xóm Tân Vĩnh (nay thuộc khối 11).
Để bàn giao mặt bằng cho dự án nâng cấp quốc lộ 1 đoạn từ cầu Bến Thủy đến tuyến đường tránh TP Hà Tĩnh, năm 2010 Ban giải phóng mặt bằng huyện Can Lộc đo đạc, kiểm đếm từng hộ dân ở khối 11. Ông Nguyên có gần 300m2 đất bị thu hồi. “Lúc đầu ban giải phóng mặt bằng huyện nói diện tích đất của nhà tôi bị thu hồi sẽ được đền bù, nhưng sau đó không được đền bù cho dù tôi đã nhờ ông Trần Văn Trung đứng tên cho đúng theo quy định của pháp luật”.
Ông Trần Văn Nguyên nói: “Ban giải phóng mặt bằng huyện không đền bù đất cho tôi thì cũng phải đền bù đất cho chủ đất trước chứ”. |
Trường hợp bốn anh em ông Trần Đức Thảo cũng giống như ông Nguyên. Trước đây cha của ông Thảo mua đất của ông Trần Văn Kính (trong số 14 hộ dân được cấp đất năm 1982), chia làm bốn lô đất cho bốn người con trai. Dù bốn anh em ông Thảo đã nhờ ông Trần Văn Kính đứng tên thay nhưng vẫn không được đền bù.
Ông Nguyễn Hữu Cừ, mua đất từ ông Trần Văn Lộc, cũng là một trong số 14 hộ dân được cấp đất nói trên. Lúc kiểm đếm đo đạc, đất của ông cũng không được áp giá đền bù nhưng sau khi ông Cừ làm đơn phản ảnh, ban giải phóng mặt bằng huyện chịu đền bù cho ông hơn 500 triệu đồng. “Việc áp giá đền bù ở đây không công bằng, họ thích đền bù cho ai thì cho” – ông Cừ bức xúc nói.
Ông Nguyễn Thái Dương, phó chủ tịch UBND thị trấn Nghèn (thành viên Ban giải phóng mặt bằng huyện Can Lộc), cho biết đã xác định nguồn gốc đất của ông Trần Văn Nguyên là của ông Trần Văn Trung, đất của bốn anh em ông Trần Đức Thảo là của ông Trần Văn Kính. Tuy nhiên, ông Dương cho rằng: “Đất ông Nguyên và bốn anh em ông Thảo là mua qua chủ khác, chính quyền chưa cấp giấy tờ nên không thể đền bù được”.
Được hỏi như vậy thì ban giải phóng mặt bằng huyện phải đền bù cho ông Trung, ông Kính? Ông Dương giải thích: “Trường hợp này chúng tôi đã vào Sở Tài nguyên – môi trường Hà Tĩnh hỏi rồi. Sở nói trong mua bán chuyển nhượng đất, việc làm hồ sơ đền bù đất là không thể thừa nhận chủ trước đó. Đây là ý kiến của sở…”. Nhưng khi chúng tôi hỏi ý kiến của sở chỉ đạo bằng văn bản hay bằng gì thì ông Dương nói: “Không có văn bản nào, có lẽ chỉ đạo bằng miệng”.
Ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường Hà Tĩnh, khẳng định trường hợp mua bán đất như ông Nguyên và bốn anh em ông Thảo khi chưa được Nhà nước xác nhận thì khi chính quyền địa phương làm hồ sơ áp giá, đền bù cho chủ sở hữu trước đó là ông Trần Văn Trung và Trần Văn Kính, những người được cấp đất vào năm 1982, sau đó tự các hộ dân thỏa thuận với nhau. Ông Đinh nói: “Sở không chỉ đạo huyện như vậy. Việc mua bán đất như thế này thì chủ hộ trước phải được chính quyền làm hồ sơ áp giá đền bù”.
Được biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn chỉ đạo UBND huyện Can Lộc kiểm tra cụ thể vụ việc, trả lời bằng văn bản và báo cáo cho tỉnh trước ngày 15/9.
Tác giả bài viết Các chính sách quản lý Thu hồi đất không đền bù
Thái Hữu Hà BDS Nha Trang: 0913703757
The post Thu hồi đất không đền bù năm 2020 appeared first on Bất Động Sản Nha Trang Mua 1️⃣ Lời 1️⃣ | Thái Hữu Hà BDS.
https://thaihuuha.com/thu-hoi-dat-khong-den-bu-nam-2020/ Số điện thoại: 0913 703 757 #thaihuuha #thaihuuhacom #batdongsannhatrang #chungcunhatrang #canhonhatrang #datnennhatrang
Nhận xét
Đăng nhận xét