Với chính sách bồi thường phải đảm bảo tạo lập được nơi ở mới, cuộc sống người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, tạo sự phấn khởi cho nhiều người. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, chương trình tái định cư (TĐC) ở nhiều nơi chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Chỉ 30% trường hợp ở nơi TĐC
Theo kết quả khảo sát của HĐND TP về đời sống người dân sau TĐC giai đoạn 2007 – 2012, chỉ có khoảng 30% người dân ở nơi TĐC, còn lại khoảng 70% là người dân phải tự lo nơi ở mới.
Quận 8 có 77.627 căn nhà, trong đó có 15.970 căn nhà lụp xụp cần phải di dời, giải tỏa để chỉnh trang; 9.503 hộ sống ven và trên kênh rạch. Những hộ dân này thường có rất ít hoặc không có giấy tờ hợp lệ về nhà đất, việc chuyển nhượng được thực hiện nhiều lần qua nhiều đối tượng, diện tích nhà – đất phát sinh qua từng thời điểm có nguồn gốc tạo lập chưa rõ ràng nên việc xác minh nguồn gốc pháp lý thường kéo dài và rất phức tạp. Chính vì vậy, khi áp dụng quy định hiện hành để áp giá bồi thường, hỗ trợ thì những hộ này chỉ được hỗ trợ với số tiền rất ít hoặc không được bồi thường và không được TĐC. Do vậy, những hộ dân này sau khi chuyển đến nơi ở mới lại càng khó khăn hơn.
Chung cư tái định cư 4 tầng An Phú – An Khánh, Tp.HCM |
Đối với các hộ dân ở quận 8 được chuyển tới chung cư An Sương, quận 12, thì khó khăn gặp phải là địa điểm TĐC này quá xa so với nơi ở cũ, trong khi với hầu hết người dân, việc học tập và việc làm của họ vẫn còn ở quận 8. Bên cạnh đó, tại nơi ở mới thu nhập của nhiều người TĐC không cao bằng nơi ở cũ khiến tâm lý của họ bất ổn, do đó dễ dẫn đến việc bán nhà TĐC để định cư tại các vùng ven.
Tại chung cư Tân Mỹ, quận 7, mặc dù được sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền nhưng hiện nay người dân vẫn còn khó khăn về nơi buôn bán, vì hình thức buôn bán của người dân nơi đây chủ yếu là nhỏ lẻ, trong đó nhiều người bán hàng rong.
Ở quận Phú Nhuận, có 18 hộ đã giải tỏa toàn bộ, nhưng chỉ có 2 hộ vào ở căn hộ TĐC, còn lại chọn phương thức nhận tiền tự lo nơi ở mới. Còn ở quận Thủ Đức có 17 dự án, trong đó có nhiều công trình trọng điểm như dự án xây dựng đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi; dự án Nút giao thông Gò Dưa, dự án mở rộng xa lộ Hà Nội… Trong đó, số hộ bị ảnh hưởng trong dự án là 3.428 hộ, đa số bị giải tỏa một phần, 1.129 trường hợp bị giải tỏa trắng. Đối với trường hợp được bố trí TĐC bằng căn hộ chung cư, số hộ dân vào ở chiếm khoảng 27%, có tới 73% hộ dân chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho người khác sử dụng.
Nhiều vướng mắc
Kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, việc bố trí TĐC bằng căn hộ chung cư chỉ phù hợp đối với một số đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và những người có thu nhập ổn định. Những hộ dân là lao động tự do, buôn bán nhỏ thì gặp nhiều khó khăn khi ở chung cư vì không có mặt bằng để kinh doanh. Các trường hợp được bố trí TĐC bằng nền đất cũng cho rằng khu TĐC chỉ để ở, chỉ thuận lợi trong việc sinh hoạt chứ không thuận lợi trong việc buôn bán kinh doanh tạo thu nhập ổn định. Ngoài ra, các hộ dân tại khu căn hộ TĐC phản ánh việc các phí dịch vụ còn quá cao, việc chuyển đổi việc làm và tiếp cận đến các cơ sở học nghề còn gặp nhiều khó khăn. Một số trường hợp được bồi thường hỗ trợ không đủ để mua nền đất hoặc căn hộ TĐC, phải vay thêm để mua, nên phải trả lãi hàng tháng, do vậy một số người dân chậm trả nợ ngân hàng.
Tại các cuộc họp với đoàn giám sát HĐND TP, đại diện phần lớn các quận, huyện đều không nắm rõ việc người dân tự tìm nơi ở mới sau khi được bồi thường TĐC. Khi người dân đến nơi khác sinh sống thì thường mua đất, mua nhà bằng giấy tay vì điều kiện kinh tế khó khăn, do đó khi những hộ này bị vướng vào chỉnh trang đô thị lần 2 sẽ không được bồi thường. Những khu như vậy, về lâu dài sẽ là gánh nặng của nhà nước vì phải chăm lo đời sống cho những hộ nghèo. Có một số hộ dân ở quận Thủ Đức đã bàn giao mặt bằng đúng thời hạn quy định nên được thưởng tiền, nhưng họ đã chuyển đi và số tiền này, chính quyền địa phương cũng không biết cách nào để chuyển cho họ.
Còn tại chung cư Lý Chiêu Hoàng (phục vụ dự án Nâng cấp đô thị thành phần 2), do chất lượng chưa tốt nên bị người dân phản ánh. Các chung cư Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây cũng xuống cấp, khiến các hộ TĐC ở đây gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Địa điểm chung cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh khá xa nơi ở cũ, là trở ngại lớn khi vận động người dân đến TĐC tại đây.
Các dự án triển khai thực hiện trong thời gian qua đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích công cộng, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, nâng cao bộ mặt mỹ quan đô thị, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Việc TĐC đã góp phần giải quyết bài toán quy hoạch đô thị, phân bố lại dân cư và phát triển hạ tầng ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác TĐC còn tồn tại không ít vướng mắc cần sớm giải quyết để đạt hiệu quả cao hơn.
Tác giả bài viết Các chính sách quản lý An cư nhưng chưa lạc nghiệp
Thái Hữu Hà BDS Nha Trang: 0913703757
The post An cư nhưng chưa lạc nghiệp năm 2020 appeared first on Bất Động Sản Nha Trang Mua 1️⃣ Lời 1️⃣ | Thái Hữu Hà BDS.
https://thaihuuha.com/an-cu-nhung-chua-lac-nghiep-nam-2020/ Số điện thoại: 0913 703 757 #thaihuuha #thaihuuhacom #batdongsannhatrang #chungcunhatrang #canhonhatrang #datnennhatrang
Nhận xét
Đăng nhận xét