Chuyển đến nội dung chính

Lý do khiến căn hộ một tỷ đồng dần biến mất 2020

TP HCMGiá đất vọt lên 2-3 lần, vật tư – nhân công đội thêm 30-40% trong 5 năm qua khiến nhà giá rẻ biến mất khỏi rổ hàng.

9 tháng qua, hầu hết dự án nhà ở tại các quận, huyện ven Sài Gòn đều xuất hiện vùng giá căn hộ tiệm cận dần đến ngưỡng 35-37 triệu đồng mỗi m2. Điều này dẫn đến các căn hộ 45-50 m2 vốn là loại nhà một tỷ đồng rẻ nhất thị trường trước đây đã vọt lên ngưỡng 1,6-1,7 tỷ đồng một căn, tức đội thêm 500-700 triệu đồng so với giai đoạn 2015-2016. Các chuyên gia cho rằng, có ít nhất 5 lý do khiến giá căn hộ bình dân tại TP HCM hiện nay ngày càng đắt đỏ hơn trước.

Giá đất vọt lên 2-3 lần trong nửa thập niên

Có hơn chục năm phát triển nhà giá rẻ tại vùng ven Sài Gòn, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho biết, yếu tố đầu tiên khiến các căn hộ giá dưới 25 triệu đồng mỗi m2 (căn hộ 45 m2 có giá 1,1 tỷ đồng) của nửa thập niên trước đang dần biến mất khỏi thị trường là giá đất liên tục tăng cao. Nếu lấy cột mốc từ giai đoạn 2015-2016 đến nay, không khó để nhận ra năm 2016 là khởi nguồn của các cơn sốt đất và các đợt tăng giá này tiếp tục kéo dài đến nửa đầu năm 2018 mới tạm lắng xuống.

Theo đánh giá của ông Nghĩa, trong nửa thập niên trở lại đây, giá đất đã vọt lên 2-3 lần tùy vị trí. Quỹ đất chiếm đến 30-35% trong tổng chi phí đầu vào cấu thành nên căn hộ nên việc giá đất leo thang nhiều năm trước đó đã để lại hậu quả nặng nề cho những năm sau này, làm giá nhà bình dân đội lên cao hơn. Hiện nay, để tìm căn hộ 45-50 m2 giá một tỷ đồng trên địa phận TP HCM đã trở nên bất khả thi.

Một dự án chung cư bình dân tại khu Cát Lái, quận 2, TP HCM. Ảnh: My House.

Một dự án chung cư bình dân tại khu Cát Lái, quận 2, TP HCM. Ảnh: My House.

Chi phí vật tư – nhân công leo thang 30-40%

Ông Nghĩa phân tích thêm, bên cạnh giá đất hiện nay đã quá cao, giá vật liệu xây dựng và nhân công cũng đã biến động mạnh mẽ trong 5 năm qua. Cụ thể, giá vật tư đầu vào để xây dựng các công trình nhà ở tại thời điểm 2020 đã tăng trung bình 30% so với năm 2015.

Trong khi đó, cách đây nửa thập niên công nhân lành nghề ngành xây dựng nhận thù lao 300.000 đồng một ngày nhưng nay phải trả ít nhất 450.000 đồng một ngày họ mới đủ trang trải cuộc sống. Nguyên nhân là đặc thù môi trường làm việc vất vả, nặng nhọc, chỉ mang tính thời vụ trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao.

Với diễn biến giá vật tư và nhân công leo thang 30-40% sau 5 năm, cộng thêm giá đất tăng không kiểm soát được, các doanh nghiệp xây nhà giá rẻ buộc phải nâng giá thành sản phẩm lên để bù vào các chi phí này, dẫn đến rổ hàng căn hộ bình dân không thể giữ giá cũ.

Vướng pháp lý đẩy giá nhà leo thang

Trong nhiều báo cáo gần đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã liên tục cảnh báo ách tắc thủ tục pháp lý làm đội giá thành các dự án nhà ở. HoREA cho biết, từ tháng 10/2015 đến hết năm 2020, Sài Gòn có không dưới trăm dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp bị ách tắc thủ tục đầu tư xây dựng hoặc có nguồn gốc quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý phải rà soát thủ tục pháp lý.

Cá biệt, có một số trường hợp phải thanh tra, điều tra dự án. Tình hình này khiến các dự án tiếp tục bị chậm thủ tục pháp lý trong năm 2019-2020 và rủi ro pháp lý này đang đè nặng thị trường nhà ở.

Bên cạnh đó, nhiều dự án nhà ở chưa được UBND TP HCM ban hành quyết định thu tiền sử dụng đất, do vướng mắc về cách tính với các thửa đất công xen kẹt trong dự án và cả các phương pháp xác định giá đất. Vì vậy, các chủ đầu tư không thể nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước.

Đây cũng là nguyên nhân dự án không hội đủ điều kiện để được huy động vốn từ khách hàng, làm tăng chi phí doanh nghiệp, nhất là chi phí tài chính, dẫn đến làm tăng giá bán nhà. Điều đáng quan ngại là, các rủi ro pháp lý này tích tụ dần, đến cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu với giá bán ngày càng tăng cao.

Hệ lụy khó lường vì khan hiếm nguồn cung

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, do nhiều dự án nhà ở bị chậm thủ tục pháp lý dẫn đến khan hiếm nguồn cung nhà ở, khiến các dự án hiện chào bán ra thị trường thừa cơ hội kích giá nhà lên cao. Số dự án nhà ở tại TP HCM ít dần từ năm 2017, giảm đến 85% năm 2019 và năm 2020 thêm trầm lắng vì Covid-19. Hiệp hội cảnh báo đà giảm tốc nguồn cung nhà ở tại thị trường sôi động nhất cả nước đang ở mức báo động và tình trạng khan hiếm nguồn cung càng khiến giá nhà leo thang.

Theo ông Châu, ban đầu tình trạng đội giá nhà chỉ diễn ra ở phân khúc hạng sang và cao cấp tại khu vực lõi trung tâm TP HCM. Tuy nhiên, sau đó, tình trạng kích giá đã tác động lây lan đến các phân khúc nhà ở trung – cao cấp, thậm chí là loại nhà giá bình dân tọa lạc ở các quận nằm tiếp giáp hoặc lân cận khu vực trung tâm, cuối cùng lan tới tận vùng ven Sài Gòn. Diễn biến này đẩy mặt bằng giá căn hộ bình dân lên cao hơn so với những năm trước.

Doanh nghiệp không mặn mà xây nhà giá rẻ

Ông Nguyễn Lộc Hạnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Ngọc Châu Á cho biết, biên lợi nhuận thấp trong khi rủi ro pháp lý cao, vướng thủ tục kéo dài, tạo lập quỹ đất ngày càng khó khăn đã khiến các doanh nghiệp không mặn mà xây nhà bình dân nữa.

Ông Hạnh cho hay, 3 năm trở lại đây, căn hộ bình dân chỉ chiếm 21,81% tổng số nhà ở dự án. Tỷ lệ này rất thấp nếu so với căn hộ trung – cao cấp (chiếm 78,19%). Tình trạng lệch pha cung cầu giữa phân khúc nhà ở cao cấp và bình dân ngày càng lớn là minh chứng cho việc các doanh nghiệp dần rút lui khỏi thị phần nhà giá rẻ.

Khi các áp lực đầu vào quá lớn, công sức và vốn liếng bỏ ra để xây nhà bình dân, giá rẻ bắt đầu tiệm cận với các phân khúc nhà ở trung cấp. Điều này khiến cho doanh nghiệp buộc phải chọn lựa phân khúc nhà ở giá cao hơn để bù đắp các chi phí bỏ ra ngày càng lớn. Ngưỡng căn hộ một tỷ đồng kể từ năm 2020 có thể không còn phù hợp với nhà ở thương mại nữa.

Trung Tín

The post Lý do khiến căn hộ một tỷ đồng dần biến mất 2020 appeared first on Bất Động Sản Nha Trang Mua 1️⃣ Lời 1️⃣ | Thái Hữu Hà BDS.

https://thaihuuha.com/ly-do-khien-can-ho-mot-ty-dong-dan-bien-mat-2020/ Số điện thoại: 0913 703 757 #thaihuuha #thaihuuhacom #batdongsannhatrang #chungcunhatrang #canhonhatrang #datnennhatrang

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

3 Cách Thiết Kế Ban Công Chung Cư Đẹp “Mê Mẩn”

Ban công chung cư được xây dựng là nơi đón gió, đón ánh nắng của mỗi ngôi nhà. Ngày nay, ban công còn là không gian thư giãn của mỗi người sau một ngày lao động vất vả, những ngày cuối tuần sum vầy với gia đình, bạn bè. Chính vì vậy, trang trí ban công thế nào để đem lại cảm giác thoải mái mà vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ được rất nhiều chủ nhà chú trọng. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu tới quý độc giả 3 cách thiết kế ban công chung cư đẹp.   Thiết kế ban công theo Phong Cách Vintage Phong cách vintage chú trọng sự đơn giản mà vẫn thanh lịch, sang trọng. Các gam màu nghiêng về màu nhạt, các vật liệu trang trí thường là đồ gỗ, nhựa hay thủy tinh Mẫu thiết kế ban công kiểu Vintage Ban công được lát gạch màu trắng, trải thảm màu xanh ngọc nhạt, một bộ bàn ghế ghỗ nhỏ có nệm ngồi đậm chất vintage. Các giỏ cây cảnh nhỏ xinh được treo trên lan can. Với cách trang trí này thì những ban công có diện tích nhỏ vẫn đáp ứng được nhu cầu. Mẫu thiết kế ban công chung cư kiểu Vinta...

#1 Dự án BEAU RIVAGE NHA TRANG – View Biển – CHỦ ĐẦU TƯ

Phối cảnh dự án Beau Rivage Nha Trang Tên dự án: Căn hộ Beau Rivage Nha Trang Đơn vị phân phối: Hải Phát Real Website chủ đầu tư : thaihuuha.com Vị trí:  40 đường Trần Phú, P.Lộc Thọ, TP. Nha Trang Chủ đầu tư: Công ty Miền Nhiệt Đới Nha Trang Đơn vị quản lý:  Wyndham Hotel Group Đơn vị thiết kế:  Korn Architects (Đức) Loại hình xây dựng: Trung tâm giải trí, căn hộ cao cấp và khách sạn cao cấp 5 sao Loại hình căn hộ: Căn hộ 1 Phòng ngủ, Căn hộ 2 Phòng ngủ, Căn hộ Panorama 3 Phòng ngủ Diện tích căn hộ:  từ 39m2, 49m2, 68m2 – 147m2 Bàn giao:  Năm 2021 CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI TRỌN ĐỜI I. CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG ƯU ĐÃI HẤP DẪN  Lợi nhuận cam kết trọn đời tối thiểu 12%/ 1 năm theo giá trị đầu tư Miễn phí tận hưởng 15 ngày/năm và trao đổi kỳ nghỉ trong hệ thống Wynham trên toàn Thế Giới Ngân hàng SHB Bank hỗ trợ cho vay lên đến 70% GTHĐ trong suốt 20 năm ĐẶC BIỆT CAM KẾT MUA LẠI BẰNG 120% Giá Trị Hợp đồng ( GTHĐ) SAU 5 ...

Làn sóng bất động sản công nghiệp mới mạnh nhất 25 năm 2020

Việt Nam đón làn sóng bất động sản công nghiệp đầu tiên năm 1996, làn sóng thứ hai năm 2008 và 2020 là chu kỳ mới mạnh mẽ nhất 25 năm. Tại diễn đàn Bất động sản công nghiệp – Đón sóng đầu tư mới gần đây, ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, có 3 làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp trải dài 25 năm qua và mỗi đợt sóng tiếp theo càng mạnh mẽ hơn. Theo ông, làn sóng đầu tiên diễn ra năm 1996. Đến năm 2008, Việt Nam một lần nữa đón làn sóng thứ hai đầu tư vào các khu công nghiệp khá mạnh mẽ. Thế nhưng, năm 2020 lại là giai đoạn đặc biệt nhất khi đây là làn sóng mới, đồ thị tăng trưởng liên tục đi lên. Ông Hoàng phân tích, trên thực tế, làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp mới (làn sóng thứ ba) đã manh nha từ khoảng 6 năm trở lại đây và bùng mạnh vào năm 2020. Điều này cho thấy không đợi đến xung đột Mỹ – Trung mà từ trước đó, các doanh nghiệp đã có sự cân nhắc chuyển dịch. Đến khi có sự tác động của Covid-19 càng thúc đẩy nhu cầu...